Hotline: 0917 020 789

Với chúng tôi, Chất lượng là không thỏa hiệp

  1. Home
  2. Thông tin kỹ thuật tôm
  3. Tôm bị lỏng ruột, Biện pháp phòng và trị bệnh.

Tôm bị lỏng ruột, Biện pháp phòng và trị bệnh.

Tôm bị lỏng ruột, Biện pháp phòng và trị bệnh.

Đường ruột được xem là thành phần vô cùng quan trọng trong cơ thể tôm bởi cấu tạo cơ thể đơn giản, dễ mẫn cảm với mầm bệnh nên các bệnh trên đường ruột luôn là thách thức đối với người nuôi tôm. Việc hiểu rõ và nhận biết bệnh đường ruột trên tôm sẽ giúp bà con kịp thời xử lí và có các biện pháp xử lí thích hợp, giảm thiểu thiệt hại.

Đường ruột tôm
                          Hình ảnh: Đường ruột tôm được soi dưới kính hiển vi nhận thấy bị trống. 

Nhận biết 

Một số dấu hiệu sau đây có thể giúp bà con nhận biết được tôm bị đường ruột lỏng: 

– Đường ruột tôm bị lỏng: Hiện tượng này còn được gọi là “chạy ruột”, ruột tôm sẽ không giữ được cấu trúc bình thường, bị lỏng và chứa nhiều dịch, chất dịch di chuyển qua lại khi tác động nhẹ lên thân tôm. 

– Tôm giảm ăn: Bà con kiểm tra nhá sẽ thấy tôm ăn ít hơn bình thường và giảm ăn mức độ từ 30 – 50%.  

– Tôm bị mềm vỏ, ốp thân hoặc rớt đáy: Vỏ tôm mềm, sần sùi, có màu nhạt và số lượng tôm rớt đáy sẽ nhiều hơn nếu không xử lý kịp thời. 

– Đường ruột tôm tối màu: Đường ruột có màu nâu vàng hoặc đen nhạt. 

– Kiểm tra nhá, phân tôm không suôn, dễ nát, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường. 

Trong khi đó, đường ruột tôm bình thường sẽ có màu gan đẹp, màu nâu vàng hoặc nâu đen. Có mùi tanh đặc trưng. Cổ giáp thấy màng bao gan có màu vàng nhạt. Kích thước bình thường. Dạ dày hình hạt gạo màu đen, nâu đen. 

Tôm bị lỏng đường ruột, sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Biểu hiện lỏng ruột nếu kéo dài có thể khiến tôm bị ốp thân, còi cọc, chậm lớn. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tôm bị bệnh phân trắng hoặc bị các bệnh khác và chết, làm giảm chất lượng và giá trị của tôm khi thu hoạch khiến năng suất và lợi nhuận bị giảm. 

 

hình ảnh: Nên kiểm tra và quan sát đường ruột tôm thường xuyên hơn để có thể nhận biết bệnh sớm. 

Nguyên nhân 

Một số nguyên nhân có thể khiến tôm bị lỏng đường ruột: 

– Môi trường nước: Môi trường nước ao nuôi cũng chứa nhiều yếu tố gây bệnh như nấm và các loại tảo độc (tảo giáp, tảo lam, tảo đỏ,..). Khi tôm ăn phải tảo sẽ tiết ra độc tố, làm lớp biểu bì mô ruột tôm bị tê liệt, không hấp thụ được thức ăn. Đặc biệt, thức ăn thừa, lợn cợn và chất thải,… cũng góp phần làm cho đáy ao bị ô nhiễm, phát sinh vi khuẩn khiến tôm bị lỏng đường ruột. 

– Nhóm vi khuẩn Vibrio (Vibrio Harveyi, Vibrio Vulnificus,..) và trùng 2 tế bào: Nhóm vi khuẩn này đã được các nhà nghiên cứu xác định là nguyên nhân chính gây bệnh lỏng đường ruột trên tôm. Ngoài ra, sự xuất hiện của trùng 2 tế bào như Vermiform và Gregarine cũng góp phần ảnh hưởng không kém đến các bệnh trên đường ruột tôm. 

– Nguồn thức ăn: Nếu thức ăn để lâu bị ẩm mốc hoặc kém chất lượng sẽ sản sinh ra độc tố, khiến mô ruột gặp tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp trừ khi bà con bảo quản thức ăn kém hoặc mua thức ăn rẻ tiền không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

– Sử dụng kháng sinh: Bà con dùng kháng sinh để điều trị cho tôm cũng sẽ làm mất đi sự cân bằng hệ vi khuẩn và làm tổn thương các mô ở đường ruột. Vì vậy mà bà con nên hạn chế dùng kháng sinh, thay vào đó hãy sử dụng vi sinh để không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. 

Hoặc do bước vào giai đoạn giao mùa (Từ tháng 6 – 8): Thời điểm này sẽ xuất hiện các hiện tượng như mưa kéo dài sau đó lại nắng gắt, làm pH và nhiệt độ trong ao thay đổi thất thường, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm vi khuẩn vibrio và trùng 2 tế bào như Vermiform, Gregarine,.. phát triển gây bệnh lỏng ruột trên tôm 

Hình ảnh: Giải phẩu đường ruột Tôm có đường ruột . 

Cách phòng bệnh 

Bà con nên đặt việc phòng bệnh lên hàng đầu, chủ động một cách có hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại về sau, nâng cao năng suất vụ nuôi.

– Tiến hành cải tạo ao để xử lý các cặn bã, chất thải và diệt vi khuẩn, virus, tảo độc,… trước khi thả tôm. Đây là việc rất cần thiết để loại bỏ các mầm bệnh có khả năng khiến tôm bị lỏng đường ruột. 

– Cần kiểm tra nhá và điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu của đàn tôm. Tránh để dư thừa quá nhiều làm ô nhiễm nước ao. Ngoài ra, bà con cần kiểm soát tốt chất lượng thức ăn, bảo quản thức ăn ở nơi thoáng mát để không bị nấm mốc gây độc cho tôm, tránh tích trữ quá nhiều trong thời gian dài. 

– Kiểm tra độ pH, độ kiềm trong ao thường xuyên, nhất là khi thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường. Duy trì ổn định các chỉ số này trong suốt vụ nuôi để ngăn chặn mầm bệnh phát triển. 

– Chọn tôm giống ở các cơ sở uy tín, có tên tuổi trên thị trường và có giấy chứng nhận sạch bệnh để tránh trường hợp tôm con bị lây bệnh từ bố mẹ. 

Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm men vi sinh, vitamin,…cho tôm từ đầu vụ nuôi, giúp tăng sức đề kháng, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, phòng ngừa hiệu quả các bệnh đường ruột cho tôm, trong đó có bệnh lỏng ruột. 

Biện pháp trị bệnh khi tôm nuôi bị lỏng ruột (phân lỏng), phân đứt khúc…

  1. xác định nguyên nhân tôm bị lỏng ruột là gì? do vi khuẩn, do nấm, do ký sinh trùng, do thức ăn, hay do ăn phải các loại nấm và tảo độc trong ao. Sau đó mới có biện pháp phòng trị hiệu quả. Vì mỗi loại đối tượng gây bệnh chúng ta sử dụng các loại thuốc và hoá chất khác nhau để phòng và trị bệnh.
  2. Bệnh lỏng ruột do vi khuẩn:
  • khi xác định được nguyên nhân bệnh lỏng ruột, do vi khuẩn, có nghĩa trên đường ruột tôm và trong nguồn nước đã có mầm bệnh ở  hàm lượng cao.
  •  Diệt khuẩn nước ao bằng 2 sản phẩm Nếu độ mặn thấp bà con dùng Glutara dow, dùng B.K.A để diện khuẩn phổ rộng, có thể dùng cho độ mặn từ 0/%o – 40/%o. Giúp diệt triệt để nâm bệnh do vi khuẩn và virus trong môi trường nước.
  • Sử dụng kháng sinh + Men tiêu hoá để trộn cho ăn: Bà con có thể sử dụng OTC – AQUA hoặc (Anti bio) trộn chung với Actisaf hoặc Zymax giúp tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột tôm và bổ sung lợi khuẩn và emzyme có lợi cho đường ruột tôm, giúp tôm phục hồi. Với liều dùng 7-10g/kg thức ăn ngày ăn 3 cữ sử dụng 5 ngày liên tục.
  • Sau khi dừng sử dụng kháng sinh: Bà con trộn actisaf  hoặc Digest Care để phục hồi đường ruột tôm, tôm thêm vanmix để bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm. Cần thiết có thể tạt khoáng để tôm chắc vỏ và lột tốt, và sử dụng vi sinh  Bio Bzt clear để ức chế vi khuẩn gây hại.

3. Bệnh do Nấm và Ký sinh trùng

  • Sử dụng Bronopol để diệt khuẩn
  • sử dụng Prazi Bon + Actisaf để trộn cho ăn, với liều lượng 7-10g/kg thức ăn, ngày ăn 3 cữ, ăn 5 ngày liên tiếp.
  • Sau khi dừng sử dụng kháng sinh: Bà con trộn actisaf  hoặc Digest Care để phục hồi đường ruột tôm, tôm thêm vanmix để bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm. Cần thiết có thể tạt khoáng để tôm chắc vỏ và lột tốt, và sử dụng vi sinh  Aquapro  để ức chế nấm gây hại.

4. Do thức ăn và tảo độc

  • Sử dụng thức ăn còn hạn sử dụng tránh thức ăn hết hạn dẫn đến gây bệnh đường ruột cho tôm, vì khi thức ăn hết hạn nấm mốc phát triển rất mạnh. Diệt khuẩn định kỳ bằng B.K.A
  • Cắt tảo độc bằng vi sinh hoặc Bioage, sử dụng vi sinh Aquapro để ức chế nấm đồng tiền trong ao.

Bài viết mới

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ...

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm...

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo...

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị...

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh...

Giới thiệu về nuôi tôm công nghệ cao Nuôi tôm công nghệ cao là một phương pháp nuôi tôm...