Hotline: 0917 020 789

Với chúng tôi, Chất lượng là không thỏa hiệp

  1. Home
  2. Thông tin Kỹ thuật
  3. Biện pháp khống chế bệnh mờ đục hậu ấu trùng trên tôm thẻ chân trắng

Biện pháp khống chế bệnh mờ đục hậu ấu trùng trên tôm thẻ chân trắng

Về tác nhân gây bệnh tôm chết sớm do bệnh TPD

Bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (translucent post – larvae disease, viết tắt là TPD) được phát hiện lần đầu tiên ở trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại Trung Quốc từ năm 2020; nguyên nhân gây bệnh được xác định là do chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, làm cho tôm có các dấu hiệu: gan tụy và ruột trắng, trong suốt, cơ thể mờ nhạt và teo nhỏ. Hiện nay, Tổ chức Thú y thế giới và mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Châu Á – Thái Bình Dương (NACA) chưa công bố thông tin và phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm bệnh này. Đến nay, ngoài Trung Quốc chưa có quốc gia nào báo cáo có xuất hiện bệnh TPD trên tôm nuôi (theo Công văn số 806/TY-TYTS ngày 08/4/2024 của Cục Thú y).

Bệnh mờ đục trên hậu ấu trùng tôm thẻ (TPD), do Vibrio parahaemolyticus (VpTPD) mang gen độc lực cao gây ra, đã trở thành một bệnh tôm mới nổi, ảnh hưởng đến hơn 70%–80% các trại ương tôm ven biển ở Trung Quốc từ năm 2020 gây chết trên hậu ấu trùng tôm thẻ, trên tôm Post Larva 5 – 7, tỷ lệ gây chết lên tới 90% trong vòng 3 ngày kể từ khi tôm có dấu hiệu bệnh. Hai đối tượng như mực và giun nhiều tơ cũng được phát hiện dương tính với TPD.

– TPD chứa protein độc tính cao (Vibrio High Virulence Protein- VHVP) gây độc cấp tính đối với biểu mô gan tụy, đường ruột hậu ấu trùng.

– Gây bong tróc tế bào mô gan tụy và ruột giữa, tương tự bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPND), nhưng độc lực của TPD cao hơn AHPND 1.000 lần.

– Bệnh TPD do 2 protein có độc tính cao VHVP-1 và VHVP-2 do 2 gen mã hóa vhvp-1 và vhvp-2 ở Vibrio parahaemolyticus gây ra.

– Tỷ lệ gây chết rất cao nếu vi khuẩn có cả 2 gen đột biến vhvp-1 và vhvp-2.

– Nếu vi khuẩn chỉ có 1 gen vhvp-1, thiếu gen vhvp-2 thì tỷ lệ gây chết tích lũy chỉ 4,92%.

– TPD thuộc nhóm nội độc tố (endotoxins), vì không phát hiện TPD tiết VHVP ra môi trường xung quanh.

– Dấu hiệu bệnh lý: Dạ dày và ruột rỗng trắng, bề ngoài trong suốt, gan tuỵ mờ đục, cơ thể mờ nhạt và teo nhỏ. Giai đoạn xuất hiện bệnh PL3 – PL12, chủ yếu trên PL5 – PL7.

– Đối tượng bị nhiễm bệnh TPD: trên tôm thẻ chân trắng, tôm he Nhật Bản.

Bệnh TPD chủ yếu ảnh hưởng trên tôm giống Post Larva, theo nghiên cứu của GS.TS. Đặng Thị Hoàng Oanh chuyên gia bệnh học trường Thuỷ sản trường ĐHCT bệnh TPD ảnh hưởng từ PL1-PL15 chủ yếu tập trung từ tôm PL5- PL7, và có thể gây chết tôm giống thẻ sau khi thả nuôi từ 5-8 ngày tuổi.

Đến nay, chưa có cơ quan quản lý chuyên ngành hướng dẫn quy trình xét nghiệm bệnh TPD. Tuy nhiên, Cục Thú y đang hoàn thiện quy trình chuẩn và các phòng thử nghiệm thuộc Cục Thú y có thể thực hiện xét nghiệm gene VHVP-2 có trên nhóm vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh TPD.

Mô học tôm bệnh
             Dấu hiệu lâm sàng và phần mô học của tôm khỏe và tôm bệnh

Biện pháp khống chế bệnh

  • xử lý nước đầu vào, xử lý nước ao lắng bằng Diệt khuẩn VikonA – TPD  với liều lượng 1kg/1.000m3 nước. Định kỳ 7-10 ngày sử dụng 500g/1.000m3 nước để tiêu diệt mầm bệnh trong ao.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'TPD DIỆT KHUẨN THẾ HỆ MỚI TIÊU DIỆT 99,9% VIBRIO GÂY BÊNH TPD TRÊN TÔM ENH TPD TRÊN TÔM (TÔM THỦY TINH) Vikon A (TPD) 500gm BЮOTECH4A Tômbịbệnhbệnh Tôm bị bệnh bệnh TPD Diệt Diệtkhuẩn TPD tôm an toàn trongsuốtvụnuôi trong suốt vụ nuôi www.Biotechnology.com.vn ContactUs 0917.879.489'

  • Khi thả giống tạt Bioliv với liệu lượng 1l/1.000m3 để ức chế sự phát triển của bệnh TPD và ổn định gan ruột tôm giống.

Có thể là hình ảnh về sản phẩm chăm sóc tóc và văn bản

  • thường xuyên trộn vào thức ăn bộ đôi Digest CareBioliv để  ngăn chặn  và ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh trên cơ thể tôm.

Có thể là hình ảnh về sản phẩm chăm sóc tóc, thuốc và văn bản

Sau khi diệt khuẩn 24h, sử dụng Bio BZT clear Vibrio để ức chế vi khuẩn và xử lý chất thải .

Có thể là hình ảnh về văn bản

Có thể là hình ảnh về sản phẩm chăm sóc tóc và văn bản

Phòng kỹ thuật công ty Biotech international

Bài viết mới

Nấm đồng tiền là gì? Nấm đồng tiền gồm tảo và vi khuẩn quang hợp, tạo thành hệ cộng sinh....

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại...

Do nhu cầu mở rộng thị trường, Biotech cần tuyển thêm nhân sự khu vực trà Vinh năm 2025

...

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei)...

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước...

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm...