Hotline: 0917 020 789

Với chúng tôi, Chất lượng là không thỏa hiệp

  1. Home
  2. Thông tin kỹ thuật tôm
  3. Bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

I. Bệnh EHP trên tôm là gì?

EHP là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng, sống trong tuyến gan tụy của tôm, gây ra các triệu chứng như tôm chậm lớn, vỏ mềm và màu sắc cơ thể biến đổi thành trắng sữa hoặc mờ đục. Tỷ lệ tử vong không cao tôm vẫn ăn bình thường nhưng không phát triển. Điều này làm giảm giá trị của tôm và tăng chi phí đầu tư.

Cấu tạo của một loại ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

 Cấu tạo của một loại ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

Bệnh EHP trên tôm xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2015. Theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản, bệnh EHP hiện đang là một trong những căn bệnh có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con nuôi tôm.

EHP là gì?

Các ao nuôi có tôm bị nhiễm bệnh EHP sẽ chỉ có mức độ tăng trưởng nằm trong khoảng từ 10 – 40% so với các ao bình thường. Tôm không chỉ chậm lớn mà kích thước của tôm cũng sẽ không đồng đều. Thông thường, ở các ao nuôi có tôm nhiễm bệnh phân trắng sẽ thường được phát hiện nhiễm cả bệnh EHP (tỷ lệ nhiễm EHP trong các ao xuất hiện bệnh phân trắng lên đến 96%).

Bà con nuôi tôm cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh EHP này, nguồn gốc gây bệnh và các dấu hiệu nhận biết để có các biện pháp phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời để xử lý. Bởi lẽ, bệnh EHP trên tôm là một căn bệnh chưa có giải pháp điều trị hiệu quả, và một khi đã lây truyền sẽ khó không chế.

II. Cách để kiểm tra tôm bị nhiễm bệnh EHP

Quan sát các dấu hiệu ngoài cơ thể (mắt, biểu bì cơ, ruột)

Tôm bị nhiễm bệnh EHP sẽ có lớp biểu bì mỏng, cơ màu trắng như một biểu hiện của việc tôm đang bị stress. Cuống mắt của tôm sẽ xuất hiện các đốm màu đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau tôm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh EHP trên tôm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh EHP trên tôm.

Khi EHP lây nhiễm vào các ống của tuyến gan tụy làm bong tróc các tế bào, vì thế làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá của tôm. Hệ luỵ tiếp theo là tôm sẽ không thể tiêu hóa thức hay và tái thiết các biểu mô bị hư, tôm sẽ giảm cảm giác thèm ăn và chậm lớn.

Quan sát đường ruột, kích thước tôm theo giai đoạn ngày nuôi

Cụ thể hơn, bà con có thể quan sát bằng mắt thường ở 2 giai đoạn sau của tôm để nhận biết tôm có thể đang nhiễm bệnh EHP:

  • Sau 20 – 30 ngày tuổi: Tôm chậm lớn, kích thước không đồng đều. Xuất hiện tình trạng mềm vỏ, khả năng ăn giảm sút, ruột rỗng, phân đứt khúc, đường ruột tôm cong, cơ đục, nhiều đốm trắng, chết rải rác. Một vài con có thể bị ruột xoắn, không chặt chẽ.

Hình ảnh tôm bị EHP, đường ruột bị lò xo.

 Hình ảnh tôm bị EHP, đường ruột bị lò xo.

  • Sau khi tôm đạt trọng lượng từ 3 đến 4 gam/con (size 200 con/kg), tôm chậm lớn cho tới lúc tôm 90 ngày tuổi.

Quan sát  những dấu hiệu ngoài thân tôm (mắt, ruột, biểu bì cơ)

  • Tôm bị nhiễm EHP thường có da cơ mỏng, cơ trắng như tôm đang bị sốc. Mắt tôm có chấm đen, cơ và ruột sau tôm cũng chuyển màu đen.
  • EHP gây tổn thương ống trong tuyến gan tụy, làm cho tế bào bong ra, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá. Do không tiêu hoá được thức ăn hay phục hồi các biểu mô bị hỏng, tôm sẽ kém ăn và lớn chậm.

Phòng ngừa dịch bệnh EHP trên các ao nuôi tôm

Quan sát thông qua kính hiển vi và phân tích mẫu

Sau khi quan sát bằng mắt thường và bà con nhận thấy các dấu hiệu tôm bị nhiễm bệnh EHP, tuy nhiên lúc này có khả năng tôm đã nhiễm bệnh nặng. Vì thế, bà con cần tiến hành kiểm tra để đưa ra được kết quả sớm và chính xác hơn hơn bằng các cách sau:

  • Tôm nhiễm EHP có thể được kiểm tra bằng cách soi gan và ruột dưới kính hiển vi với độ phóng đại 100 lần.
  • Sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra trên mẫu gan. Có thể gửi mẫu tươi, hoặc mẫu cố định trong cồn đến phòng thí nghiệm.
  • Chạy PCR đối với các mẫu phân tôm bố mẹ.

Bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei)

Bệnh EHP trên tôm là một căn bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng khi gặp phải, bà con cần phải quan sát nắm rõ các dấu hiệu nhận biết cũng như tiến hành kiểm tra ao tôm của mình thường xuyên

III. Phòng – Trị bệnh EHP trên tôm

Biện pháp phòng ngừa EHP có thể áp dụng như sau để đảm bảo sức khỏe và giảm nguy cơ lây nhiễm cho tôm:

Quản lý tôm giống:

  • Sử dụng xét nghiệm PCR để xác nhận tôm giống không nhiễm bệnh.
  • Đảm bảo thức ăn tươi sống được sử dụng cho tôm giống không nhiễm EHP trong quá trình chọn lựa

Khử trùng vật dụng:

Trước khi sử dụng, các vật dụng trong ao nuôi cần được khử trùng để loại bỏ vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh.

Quản lý môi trường và chất lượng nước:

  • Tăng cường việc xả nước thải để tránh giảm chất lượng nước trong ao nuôi.
  • Sử dụng men vi sinh để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và duy trì môi trường ao nuôi lành mạnh.

Kiểm soát bệnh:

  • Lữa chọn tôm giống Bio Hatchery đã được kiểm tra sạch bệnh EHP trước khi xuất bán.
  • Khử trùng và làm sạch ao, phơi đáy ao tối đa 7 ngày để loại bỏ mầm bệnh.
  • Sử dụng Bronopol hoặc BKA  kết hợp với NaOH để rửa sạch và tiêu diệt vi bào tử EHP trên bạt và khung sắt, sau đó phơi nắng đáy ao.
  • Định kỳ sử dụng Prazi Bon trộn cho ăn 10-15 ngày sử dụng 1 lần, để đào thải ký sinh trùng ra khỏi cơ thể tôm. Sau đó diệt khuẩn môi trường bằng Bronopol Hoặc BKA.
  • Thường xuyên bổ sung Bio GlucanBioliv để hộ trợ gan tuỵ, Tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Trị EHP bệnh:

  • Khi xác định rõ nguyên nhân tôm bị bệnh Ehp, tiến hành biện pháp trị bệnh như sau:
  • Trộn Prazi Bon lới liều lượng 15g/kg thức ăn, sử dụng 2-3 ngày liên tiếp. Mục đích đào thải Ehp trong gan tuỵ và đường ruột tôm ra khỏi cơ thể tôm.
  • Diệt khuẩn bằng Bronopol  liệu lượng 500g/1.000m3 nước Hoặc BKA 1kg/1.000m3 nước.
  • sau đó định kỳ 15 ngày lặp  lại 1 lần.
  • Thường xuyên bổ sung Bio GlucanBioliv để hộ trợ gan tuỵ, Tăng cường sức đề kháng cho tôm.

 

Phòng kỹ thuất Công ty Biotech

Bài viết mới

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại...

Do nhu cầu mở rộng thị trường, Biotech cần tuyển thêm nhân sự khu vực trà Vinh năm 2025

...

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei)...

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước...

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm...

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ...