Hotline: 0917 020 789

Với chúng tôi, Chất lượng là không thỏa hiệp

  1. Home
  2. Đối tượng khác
  3. Trứng nước và ảnh hưởng của nó tới ao tôm

Trứng nước và ảnh hưởng của nó tới ao tôm

Trứng nước còn là một loại thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản, là loại thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loại cá nước lợ trong giai đoạn cá bột. Tuy hữu ích nhưng sự xuất hiện dày đặc của chúng sẽ gây tác động không nhỏ đến tôm nuôi.

Trứng nước
Trứng nước còn là một loại thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản, đặc biệt ở giai đoạn vừa hết noãn hoàng

Trứng nước là gì?

Trứng nước có tên tiếng anh là Moina thuộc bộ Cladocera, còn được gọi là con đỏ hoặc bo bo, thuộc loại giáp xác nhỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Về bản chất trứng nước là sứa, tuy nhiên, vì chúng có hình dạng tròn, kích thước siêu nhỏ và trong suốt nên thường được gọi là trứng nước.

Xuất hiện với mật độ cao ở các ao nuôi thủy sản, vũng nước, đầm lầy, đặc biệt là những nơi có nhiều chất hữu cơ. Chúng có khả năng sống ở trong môi trường nghèo oxy và chịu được sự biến đổi nhiệt độ trong ngày từ 5 – 31 độ C. Trứng nước có chu kỳ sống chỉ vài giờ đến vài tháng nên không gây ảnh hưởng lớn đến tôm.

Tác động trực tiếp đến tôm

Tuy vòng đời của trứng nước khá ngắn nhưng nếu mật độ xuất hiện của chúng trong ao tôm trở nên dày đặc có thể gây ra những tác hại như: 

– Làm tôm dễ chết, thiếu ôxy: Trứng nước trong ao tôm xuất hiện dày đặc sẽ là mối đe dọa bởi chúng cạnh tranh oxy với tôm, khiến tôm dễ chết. Mặt khác, chúng còn có khả năng tồn tại trong môi trường thiếu hụt oxy và chịu được sự biến đổi của nhiệt độ. Chẳng hạn, khi thiếu oxy chúng sẽ ngoi lên mặt nước (thường là vào ban đêm và sáng sớm), do đó sẽ rất khó để loại bỏ.

– Làm tôm chậm lớn: Nguồn thức ăn của trứng nước là các chất hữu cơ, các khoáng chất, tảo, phù du… Do đó, chúng sẽ cạnh tranh nguồn thức ăn với tôm, làm giảm chất lượng nước, khiến tôm chậm lớn. Từ đó, ảnh hưởng lớn đến năng suất của vụ nuôi.

– Khiến tôm suy yếu, chết hàng loạt: Trứng nước trong ao tôm có khả năng tiết ra chất nhầy, đây là một điều đáng lo ngại hơn cả. Lớp chất nhầy này sẽ làm giảm sự khuếch tán oxy trong nước. Bên cạnh đó, nếu chất nhầy bám vào thức ăn của tôm sẽ khiến tôm bị suy giảm khả năng bắt mồi, ăn ít và chậm lớn.

Ngoài ra, một số loài trứng nước có độc sẽ làm tôm suy yếu, ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, gan của tôm. Nghiêm trọng hơn sẽ gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt, mất trắng vụ tôm.

Biện pháp xử lý và phòng ngừa

Diệt trứng nước: Thông thường để diệt trứng nước trong ao nuôi tôm người nuôi thường dùng Chlorin để diệt khuẩn hoặc dùng vợt để vớt nhưng mất nhiều thời gian và cũng không tiêu diệt được hết trứng nước trong ao nuôi tôm. 

Trứng nướcÁp dụng cách diệt trứng trong ao đất bằng cách sử dụng lưới chỉ, sợi lớn, ít thấm nước và có độ chắc cao, bền bỉ, tránh oxy hóa

Nên chọn loại lưới sợi 3.6 ly, kích thước lỗ 2.5cm, chiều dài lưới nên bằng chiều dài dàn quạt nước, chiều cao lưới sẽ lớn hơn độ sâu nước khoảng 15cm. Dùng tầm tre hoặc tầm vong nẹp 2 đầu lưới, căng thẳng trước mỗi dàn quạt nước trong ao nuôi tôm cách quạt khoảng 1.5 m.

Với cách diệt trứng nước trong ao nuôi tôm như vậy khi quạt nước hoạt động trứng nước sẽ bị cuốn vào theo dòng chảy và va đập vào lưới, lúc này trứng nước sẽ bị vỡ, một số con sẽ dính vào lưới. Do đó, định kỳ từ 7 – 10 ngày dùng bàn chải vệ sinh lưới để loại bỏ xác trứng bám vào lưới.

Với ao bạt, để diệt trứng nước trong ao nuôi tôm, nên thay nước, lọc sạch, cấp nước qua lưới lọc dày vào ao nuôi. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra môi trường nước nuôi. Phòng ngừa trứng nước trong ao, bà con cần cải tạo, sên vét đáy ao đúng kỹ thuật và cần lưu ý:

– Tiến hành cấp nước vào ao qua túi lọc dày nhằm hạn chế đáng kể lượng trứng nước xâm nhập vào ao nuôi.

– Sau khi cấp nước cần tăng cường cường chạy quạt nước cho ao để trứng nước và các ấu trùng nở hết.

– Sử dụng Chlorine để diệt ấu trùng gây hại trong ao với liều lượng theo hướng dẫn của chuyên gia.

– Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo môi trường nuôi tôm trước khi thả và trong quá trình nuôi.

Nhất Linh(tepbac)

Bài viết mới

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị...

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh...

Giới thiệu về nuôi tôm công nghệ cao Nuôi tôm công nghệ cao là một phương pháp nuôi tôm...

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Liptopenaeus vannamei) trong những năm trở lại đây có sự thay đổi lớn về...

Nuôi tôm về se lớn với kích cỡ từ 20-30 con giúp tối ứu hoá lợi nhuận, nhưng cũng gặp...

I. Bệnh EHP trên tôm là gì? EHP là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP)...