Hotline: 0917 020 789

Với chúng tôi, Chất lượng là không thỏa hiệp

  1. Home
  2. Thông tin Kỹ thuật
  3. TÁC HẠI CỦA KHÍ ĐỘC NH2, NO2, H2S VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHÍ ĐỘC…

TÁC HẠI CỦA KHÍ ĐỘC NH2, NO2, H2S VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Các loại khí độc Ammonia (NH3), Nitrite (NO2), Hydro Sulfua (H2S) chính là 3 loại khí độc thường gặp nhất trong ao nuôi trồng thuỷ sản và thuỷ vực thuỷ sinh.

NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI.

Thức ăn thừa: Trong quá trình cho tôm ăn, phần lớn thức ăn dư thừa và lắng đọng xuống đáy ao, thức ăn nhiều đạm tích tụ, hòa vào nước làm tiêu tốn oxy và xuất hiện nhiều khí độc trong ao nuôi.

Chất thải từ tôm: Thông thường tôm chỉ hấp thụ hết khoảng 30% thức ăn, còn lại sẽ chuyển hóa thành chất thải và bài tiết vào nước. Đây là nguyên nhân số một sản sinh ra khí độc trong ao. Tôm càng lớn, càng ăn nhiều và đào thải ra càng nhiều. Dẫn đến lượng khí độc ngày càng cao.

Xác tảo tàn, xác phiêu sinh vật, côn trùng, vỏ tôm phân hủy cũng là một trong những nguyên nhân sinh ra khí độc.

Nguồn nước cấp vào ao nuôi bị ô nhiễm, chứa xác thực vật, xác động vật phân hủy, phân bón dư thừa từ các ruộng hoa màu như U-rê, NPK cũng là một nguyên nhân sinh khí độc trong ao.

Trời nhiều mây sẽ che ánh sáng mặt trời làm tảo không thể quang hợp, tảo không tạo ra oxy mà còn sử dụng oxy do quá trình hô hấp tự nhiên. Khi oxy hòa tan thấp, khí độc H2S sinh ra nhiều và phân tán đến khu vực cho ăn, khiến cho tôm khỏe trở nên yếu và nhiễm bệnh.

pH thấp: Nước mưa làm tăng axit trong nước, làm cho pH nước ao giảm thấp. pH thấp làm cho H2S, NO2 trở nên nguy hiểm hơn, khí H2S cực độc (100%) khi pH = 5 và không độc (0%) khi pH = 10.

Sự phân tầng nước ao: Khi mưa lớn kéo dài làm phân tầng giữa nước ngọt phía trên và nước mặn bên dưới. Điều này làm cản trở oxy hòa tan xuống tầng nước dưới, làm tôm stress và tăng độc tính của khí độc.

Vỏ tôm lột, xác động vật thuỷ sinh, tôm yếu bị chết phân huỷ trong điều kiện yếm khí là nguyên nhân sinh ra Hydro Sulfua (H2S)

Rò rỉ ở lót bạt đáy: Khi ao nuôi bị rò rỉ ở lót bạt đáy, chất hữu cơ thấm vào khu vực không có oxy, điều này cũng có thể góp phần vào quá trình sản xuất H2S. 

Nhiễm phèn và chất hữu cơ trong ao đất: Ao đất có pH thấp và nhiều chất hữu cơ thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn phân hủy, tạo ra khí H2

Mật độ nuôi cao: Ao nuôi với mật độ dày có thể tạo ra lượng thức ăn bài tiết ra môi trường nhiều, gây ra ô nhiễm hữu cơ trong ao, từ đó tạo ra khí độc NO2-

Thiếu oxy hòa tan: Khi hàm lượng oxy hòa tan không đủ, quá trình Nitrat hóa không thể diễn ra một cách hoàn toàn, dẫn đến tích tụ lượng khí độc NO2- trong ao. 

CƠ CHẾ HÌNH THÀNH KHÍ ĐỘC Ammonia (NH3), Nitrite (NO2), Hydro Sulfua (H2S)

NH3 sẽ sinh ra từ quá trình phân hủy protein và bài biết của động vật. Quá trình chuyển hóa đạm diễn ra qua nhiều bước. Trong khi đó quá trình hình thành khí độc NH3 nhanh hơn tốc độ chuyển hóa NH3 thành các chất không độc. Vì vậy, dẫn đến sự tích lũy NH3 và NO2 ngày càng tăng.

Đạm phân huỷ trong ao —> NH3 <—> NH4+ <—> NH4+  +  1.5 O2 —> NO+ 2H+  +  H2O

Quá trình chuyển hóa khí độc NH3 sang NO2

 

Tác hại của khí độc trong ao nuôi tôm

  • Khí độc cao làm tôm bị ngạt, cản trở khả năng lấy oxy, gây thiếu hụt oxy trầm trọng, tác động rất xấu đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm.
  • Khí độc trong ao nuôi tôm rất nguy hiểm đối với sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Nồng độ H2S có trong ao đạt từ 0,01 ppm trở lên sẽ làm cho tôm bị nhiễm độc và chết hàng loạt.
  • Làm giảm hệ miễn dịch của tôm khiến tôm dễ mắc các bệnh như cong thân, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đỏ thân, hoại tử cơ, phân trắng, đen mang,…
  • Tạo thuận lợi cho tảo phát triển, làm thiếu oxi vào ban đêm, gây sụp tảo và làm gia tăng lượng khí độc trong ao.
  • Gây stress và giảm sức đề kháng, tôm sẽ ăn yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn, chậm tăng trưởng.
  • Tôm bị nhiễm khí độc sẽ thường nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé, bị nhiễm bệnh và chết.

Dấu hiệu nhận biết khi ao tôm bị nhiễm khí độc

  • Khí độc gây ngạt cho tôm dẫn đến tôm nổi đầu
  • Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé, giảm ăn hoặc bỏ ăn.
  • Tôm mềm vỏ, lột xác không cứng và chậm lớn.
  • Tôm bị tổn thương mang, phù thủng cơ.
  • Tôm tích tụ nhiều khí độc trong cơ thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị nhiễm bệnh như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy, đen mang…
  • Tôm dễ mẫn cảm với sự thay đổi các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, oxy, pH.

Mối tương quan giữa khí độc với các yếu tố môi trường

  • NH3 hiện diện trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó pH và nhiệt độ là 2 yếu tố quan trọng. Nhiệt độ càng cao, pH càng cao, oxy hòa tan thấp thì NH3 càng độc. Tất cả đều liên quan đến quá trình nitrat hóa.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nitrat hóa là 25-30oC.
  • Oxy hòa tan: oxy hòa trong nước đạt 80% bão hòa là tốt nhất cho quá trình nitrat hóa. Nếu oxy hòa tan thấp hơn 2 mg/l thì toàn bộ quá trình sẽ dừng lại.
  • pH: pH thích hợp cho vi khuẩn oxy hóa nitro là Nitrosomonas 7,8-8,0 và Nitrobacter là 7,3-7,5. Tùy thuộc vào pH mà NH3 sẽ tồn tại ở hai dạng NH3 hoặc các ion NH4 (NH3 gây độc, còn NH4 không độc).

Bài viết mới

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị...

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh...

Giới thiệu về nuôi tôm công nghệ cao Nuôi tôm công nghệ cao là một phương pháp nuôi tôm...

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Liptopenaeus vannamei) trong những năm trở lại đây có sự thay đổi lớn về...

Nuôi tôm về se lớn với kích cỡ từ 20-30 con giúp tối ứu hoá lợi nhuận, nhưng cũng gặp...

I. Bệnh EHP trên tôm là gì? EHP là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP)...