Hotline: 0917 020 789

Với chúng tôi, Chất lượng là không thỏa hiệp

|

|

  1. Home
  2. Thông tin Kỹ thuật
  3. Phương pháp phòng và trị bệnh phân trắng

Phương pháp phòng và trị bệnh phân trắng

1. Bệnh phân trắng xuất hiện trong giai đoạn nào?
Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở giai đoạn 70 – 80 ngày tuổi trên tôm sú và 45 – 70 ngày trên tôm thẻ chân trắng.
2. Nguyên nhân hình thành bệnh phân trắng  gồm những nguyên nhân sau:
Bệnh do tảo độc và vi khuẩn.
Liên quan mật thiết đến việc quản lý cho ăn và mật độ thả nuôi. Bệnh trở nên nghiêm trọng do thức ăn dư thừa.
– Thức ăn dư thừa tôm không sử dụng hết, kết hợp với phân tôm và xác tảo tàn dẫn đến  ô nhiểm đáy ao nuôi, từ đó xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn vibrio gây bệnh phân trắng như; V.cholera, V.minicus, V.vilnificus, V.fluvialis, Vibrio sp, đặc biệt là Vibrio harveyi…
– Thức ăn dư thừa  làm cho dinh dưỡng trong ao nuôi tăng  cao và  đó là môi trường lý tưởng để tảo độc phát triển như tảo lam và tảo giáp
+ Tảo độc  tiết ra độc tố  phá hủy bộ phận gan tụy và đường ruột tôm (tảo đỏ có roi).
+ Tảo lam dạng sợi làm tróc lớp biểu mô trên đường ruột tôm (nước màu xanh lục đậm).
Tôm bị nhiễm khuẩn trên đường ruột. Do  ký sinh trùng Gregarina và vi khuẩn.
Do nhiễm độc tố thức ăn (Aflatoxin).
TUY NHIÊN nhìn chung trong các ao nuôi xuất hiện phân trắng đều do nguyên nhân là hệ thống cung cấp oxy không đạt yêu cầu.

3.   TRIỆU CHỨNG BỆNH PHÂN TRẮNG.    
–  Triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh là có những đoạn phân trắng nổi trên mặt nước ở gốc cuối gió từng đoạn từ 0.3 – 1cm, có khi còn dính ở hậu môn tôm. Những sơị phân này có màu trắng đục trông như nhị hoa bần nổi trên mặt nước, hoặc trong vó, người nuôi mới bắt gặp lần đầu có thể không nhận ra.
–  Tôm giảm ăn nhanh sau khi thấy phân trắng xuất hiện, khi phân trắng xuất hiện nhiều sức ăn của tôm có thể giảm đi đến 80%.
–  Quan sát đường ruột của tôm thấy thức ăn không đầy, đứt đoạn hoặc trống rỗng, đường ruột có những đốm màu vàng nhạt và trắng nhất là ở phần cuối ruột.
– Bóp đốt bụng số một thấy thịt không đầy vỏ và vỏ mềm.
4.   CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG.
– Cách phòng ngừa bệnh phân trắng:
+  Ao nuôi phải được chuẩn bị kỹ lưỡng khi thả giống. Đối với ao đất toàn bộ chất cẵn bã bùn phải được loại bỏ hoàn toàn. Nước cung cấp vào ao nuôi phải được diệt khuẩn bằng hóa chất để diệt khuẩn gây bệnh.
+  Không cho tôm ăn dư thừa ,lượng thức ăn cho tôm ăn ngày đầu tiên vào khoảng 2kg/100.000 con, sau 30 ngày nuôi lượng thức ăn không vượt quá 200kg/100.000 con.
+  Nên lắp đặt hệ thống quạt nước và duy trì hàm lượng oxy tối thiểu 3.5-4ppm
+  Bổ sung digest care 123  để giúp tôm tiêu hóa tốt và hạn chế tốt ô nhiễm ao nuôi.

+ Định kỳ sử dụng Anti-bio và Sanpower để ngăn ngừa bệnh phân trắng

+ Định kỳ diệt khuẩn ao nuôi bằng Biodine 999 và sử dụng vi sinh cao cấp Aquapro & Bio BZT clear để phân hủy chất thải.

* Trị bệnh phân trắng
Khi phát hiện bệnh phân trắng  phải sử  dụng các biện pháp quyết liệt
+ Ngừng cho ăn ngay tức thì hoặc giảm lượng thức ăn theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bật hết công suất máy quạt nước , sục khí tạo điều điện để phân hủy chất thải ở đáy ao, sau 1 ngày  lượng phân trăng giảm  rõ rệt chất lượng nước được cải thiện  và bắt đầu cho ăn lại với 1 lượng thức ăn tăng dần
+ Ở  Việt Nam thường nuôi mật độ cao, hệ thống cung cấp oxy kém nên thường 2-4 ngày mới khỏi bệnh, trường hợp tôm bị bệnh phân trắng và gan phải 4-9 ngày mới khỏi bệnh.
    Khi phát hiện bệnh phân trắng áp dụng ngay phác đồ trị bệnh của công ty BIOTECH hiệu quả mang lại rất rõ rệt.

Bài viết mới

Trong nuôi tôm, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR). Vậy làm...

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ...

Để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường, Biotech tuyển dụng NVKD cho mảng thuốc thuỷ sản và tôm...

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh...

Ngành này đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và...

Hiện tượng tôm bị stress là một vấn đề lớn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi...

error: Content is protected !!