Hotline: 0917 020 789

Với chúng tôi, Chất lượng là không thỏa hiệp

|

|

  1. Home
  2. Thông tin Kỹ thuật
  3. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHÍ ĐỘC NH3, H2S, NO2 TRONG AO NUÔI…

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHÍ ĐỘC NH3, H2S, NO2 TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Quản lý khí độc H2S trong ao tôm

Khí H2S được hình thành từ quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí (không có ôxy). H2S sẽ kết hợp với Hemoglobin ngăn cản việc vận chuyển ôxy trong máu, khiến tôm không có đủ lượng ôxy cần thiết. Nồng độ H2S ở lớp bùn đáy cao hơn nhiều so với môi trường nước ao. Trong vụ nuôi, chất thải được lắng đọng xuống nền đáy, quá trình phân hủy xảy ra 2 trường hợp. Trường hợp phân giải kỵ khí (không có ôxy) nên vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra H2S, nằm ở phía dưới lớp bùn đáy và thường có màu đen. Trường hợp phân giải hiếu khí (có ôxy) các phản ứng oxy hóa xảy ra ở bề mặt lớp bùn đáy nên lớp bùn này có màu sáng. Lớp bùn sáng này tuy mỏng nhưng có tác dụng như lớp màng ngăn, hạn chế khí độc thoát ra ngoài môi trường nước.

Tác hại của H2S
– H2S gây thiếu hụt oxy trầm trọng, tác động rất xấu đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi. Nồng độ H2S trong nước ao từ 0,01 đến 0,02 ppm thì tôm nuôi sẽ bị nhiễm độc và chết hàng loạt.
– Đối với tôm sú, thường sống tập trung ở đáy ao,  đây là nguyên nhân khiến tôm bị stress (sốc) và yếu, dễ bị cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio, hoặc nghiêm trọng hơn là tôm sẽ bị chết do H2S (hội chứng tháng nuôi đầu). Nếu tôm đang lột xác hoặc đang tìm thức ăn dưới đáy sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi H2S. Khi bị nhiễm độc tôm có hiện tượng bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc chết trong giai đoạn nuôi 25 – 45 ngày.
– Tôm nuôi 2 tháng trở lên, chất thải trong ao đã sinh ra một lượng lớn H2S. Nếu thiếu oxy đột ngột do tảo tàn, do thay đổi thời tiết (mưa, mây mù) hoặc cho ăn thừa thì vi khuẩn kỵ khí sẽ tăng cường hoạt động, tạo ra nhiều H2S. Ở thời điểm này trở đi, tôm dễ bị stress hơn, bởi H2S và các khí độc khác cùng hàm lượng oxy thấp và không gian sống bị thu hẹp. Đặc biệt, những con tôm yếu và những con trong giai đoạn lột xác có xu hướng trốn vào khu vực chất thải khả năng tiếp xúc H2S cao, khiến tôm yếu hơn.

BIỆN PHÁP XỬ LÝ.

BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI AO NUÔI TÔM XUẤT HIỆN  KHÍ ĐỘC NH3, H2S, NO2

1. Bật quạt nước và hệ thống oxy hết công suất, đặc biệt lúc trời nắng to gió mạnh mục đích khuếch tán chúng ra không khí. Không hết quạt nước khi cho ăn.
2. Bón vôi xung quanh ao nuôi để hạn chế biến đổi môi trường ao nuôi khi có trời mưa.
3. Duy trì sự phát triển của tảo trong ao nuôi ở mức độ hợp lý, không để xảy ra hiện tượng nở hoa nước hoặc nước ao có mật độ tảo có lợi thấp. Duy trì các chỉ số môi trường pH 7.5-8.2, độ kiềm từ 100-160.

Trong quá trình quản lý khí độc  điều tốt nhất là duy trì môi trường ao nuôi tốt không để xảy ra khí độc bằng việc áp dụng tổng hợp các biện pháp như trên. Nhưng khi khí độc xuất hiện không  nên dùng hóa chất để xử lý vì nó ảnh hưởng đến tảo ( sụp tảo)  dẫn đến nguy hiểm cho tôm nuôi. Biện pháp tốt nhất là sử dụng biện pháp sinh học nhưng nhược điểm của phương pháp này là khí độc giảm chậm quá trình xử lý kéo dài đến 2 tuần khí độc mới giảm hẳn.

Khi phát hiện khí độc.

Ngày 1: Sử dụng POND CLEAR 1L/ 1.000m3 nước vào lúc 8 -9h trưa. Bổ sung AQUAMIN/BIO-MINERAL xuống ao nuôi giúp quá trình đồng hóa nitrat vào buổi chiều.

Ngày 2: Vào lúc 9h sáng sử dụng BIO BZT CLEAR VIBRIO  + 3kg đường mật cho 1.000m3 nước, sản phẩm chuyên dùng để  đồng hóa Nitơ,  chuyển hóa NO2, H2S… và phân hủy đáy ao
(Vì trong
BIO BZT CLEAT VIBRIO có hàm lượng cao vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp)
  và một lượng vi khuẩn kỹ khí rất lớn giúp việc phân hủy chất thải tốt hơn.
– Ngâm BIO BZT CLEAR VIBRIO với đường mật có sục khí từ 3-5h sau đó trộn với Yuccazeo  đánh trực  tiếp xuống ao nuôi  tốt nhất nên đánh lúc 8-10h khi trời nắng to và bật hết công suất hệ thống sục khí hoặc bổ sung oxy gen cho ao nuôi lúc sử dụng

Ngày 3: Sử dụng ngay YUCCA P để hấp thụ  khí độc vào lúc  trưa trời nắng.Nên lặp lại quy trình 2-3 lần cho đến khi khí độc hết hẵn.

Chú ý: –   Để không xảy ra hiện tượng khí độc H2S, NO2, NH3 gây độc cho tôm phải cải tạo ao tốt đúng theo quy trình cải tạo ao 3 bước của công ty BIOTECH, quản lý tốt thức ăn tránh hiện tượng dư thừa thức ăn gây ô nhiểm môi trường ao nuôi, quản lý tốt môi trường nước đặc biệt là tảo thường xuyên bổ sung, BIO BZT clear, AQUAPRO để duy trì môi trường nước ổn định.

–   Khi xuất hiện khi độc trong ao nuôi tuyết đối áo dụng các biện pháp tổng hợp theo pháp đồ của công ty Biotech, bổ sung BIO BZT CLEAR VIBRIO thường xuyên để đồng hóa khí độc, thông thường phải mất 2 tuần khí độc mới giảm hẳn.

Phòng kỹ thuật công ty Biotech

Bài viết mới

Trong nuôi tôm, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR). Vậy làm...

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ...

Để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường, Biotech tuyển dụng NVKD cho mảng thuốc thuỷ sản và tôm...

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh...

Ngành này đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và...

Hiện tượng tôm bị stress là một vấn đề lớn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi...

error: Content is protected !!