Hotline: 0917 020 789

Với chúng tôi, Chất lượng là không thỏa hiệp

  1. Home
  2. Đối tượng khác
  3. Nấm đồng tiền và tác hại đến tôm nuôi, cách phòng trị

Nấm đồng tiền và tác hại đến tôm nuôi, cách phòng trị

Hiện nay, đa số vùng  nuôi trồng tôm đang gặp vấn đề với việc xử lý một loại nấm trong ao nuôi là nấm đồng tiền. Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm thường xuất hiện ở xung quanh đáy và bờ ao, có mùi tanh khiến tôm mắc phải nhiều bệnh, ảnh hưởng đến sản lượng mùa vụ. Biết được tình trạng này, Biotech xin được chia sẻ một số thông tin về loại nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm và cách xử lý chúng hiệu quả để tôm được phát triển khỏe mạnh, mang đến mùa vụ thành công.

Nấm đồng tiền là gì?

Nấm đồng tiền: Còn được gọi là nấm chân chó, nấm đồng tiền là sự kết hợp của các sợi nấm dạng sợi và sinh vật có khả năng quang hợp. Nấm có hình vảy, hình nhánh cây, hoặc dạng búi thành sợi, nấm có mùi tanh rất nồng, thường bám bào bạt bờ cách mặt nước 20 – 30cm hoặc trên các thiết bị trong ao nuôi. Khi nó xuất hiện trong ao dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:

Hình dạng của nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm có hình vảy hay hình cành cây hoặc là hình giống như một búi sợi mắc vào cành cây, đôi khi lại trông giống với chân chó. Loại nấm này phát triển với kích thước nhỏ và sau vài ngày sẽ tăng kích thước rất nhanh trong điều kiện phát triển thuận lợi. Một trong những môi trường tốt để nấm đồng tiền xuất hiện và phát triển mạnh là ao tôm dơ, dư chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải, hay thời tiết giao mùa nhiệt độ thấp,…

Hình 1. Hình dạng của nấm đồng tiền khi bám vào các dụng cụ trong ao nuôi tôm.

Cấu tạo và cơ chế hoạt động của nấm đồng tiền

Cấu tạo của nấm đồng tiền gồm các tảo hoặc vi khuẩn quang hợp màu lục xen kẽ với các sợi nấm chằng chịt không màu.

Chúng là một loại địa y có mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và sinh vật quang hợp là tảo. Các sợi nấm có trách nhiệm hút nước và muối khoáng cho tảo, còn tảo có nhiệm vụ quang hợp và sản xuất chất dinh dưỡng nuôi sống quần thể cộng sinh.

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến tôm nuôi

Nấm đồng tiền có mùi rất tanh, vì vậy sau khi tôm ăn phải chúng sẽ tiết ra các độc tố dẫn đến tôm mắc các bệnh về đường ruột, khó tiêu hóa, bỏ ăn dẫn đến óp thân, còi cọc, teo gan, phân trắng, lỏng ruột và có thể chết hàng loạt.

Ảnh hưởng đường ruột: Khi vào đường ruột tôm, nấm tiết độc tố làm tôm khó tiêu hóa, dần dần bỏ ăn và mắc các bệnh đường ruột. Từ đó, tôm ốp thân, còi cọc, chậm lớn, có thể rớt đáy nếu bị nặng.
Nơi cư trú mần bệnh: Tổ nấm là nơi cư trú của nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho tôm như vi khuẩn, ký sinh trùng hay vi bào tử trùng.
Ô nhiễm môi trường nuôi: Độc tố của nấm đồng tiền gây ô nhiễm nước ao, hệ sinh thái ao nuôi bị thay đổi. Việc theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước và sức khỏe tôm sẽ gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, độc tố nấm đồng tiền cũng làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất và men vi sinh. 

 

Hình 2. Tôm bị bệnh khi ăn phải nấm đồng tiền.

Dấu hiệu nhận biết nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Ngoài hình dạng như chân chó (nấm chân chó) dễ nhận biết được nhắc ở trên, nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm thường xuất hiện ở trên bề mặt đáy và bờ ao hay đất, đá, và các vật dùng dụng cụ trong ao nuôi tôm,… Sau 7 – 10 ngày cấp nước, nấm bắt đầu phát triển lớn bằng ngón tay út và tăng nhanh sau vài ngày trong điều kiện phát triển thuận lợi.

Diệt nấm chân chó (nấm đồng tiền) trong ao đang nuôi tôm

Hình 3. Hình dạng của nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm.

Mặt khác, bà con nuôi tôm có thể dễ dàng phát hiện sự xuất hiện của nấm đồng tiền khi thấy tôm kiệt sức và có mùi tanh đặc trưng. Vì vậy, cần có biện pháp xử lý nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm kịp thời tránh những ảnh hưởng về chất lượng ao nuôi cũng như sản lượng tôm nuôi cuối vụ.

Xử lý nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm bằng cách nào?

Một số người nuôi tôm thường sử dụng các biện pháp cơ học như: chà, tẩy các cá thể nấm. Tuy nhiên, việc làm này không có tác dụng tiêu diệt nấm đồng tiền mà đây còn là cơ hội để các bào tử nấm phát tán mạnh hơn, lây lan nhanh hơn. Đồng thời, khi chà bong tróc các các thể nấm sẽ phát sinh ra độc tố ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi.

Sau đây là một số biện pháp xử lý nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm hiệu quả, bà con có thể tham khảo và áp dụng khi phát hiện nấm đồng tiền trong ao nhà mình.

Cải tạo ao nuôi tôm đầu vụ

Trước khi bắt đầu một mùa vụ mới, bà con nên vệ sinh sạch sẽ ao nuôi để tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm theo quy trình sau:

  • Sử dụng hỗn hợp dung dịch sệt vôi nung (CaO) với nước để tưới rồi quét khắp các bạt ao, lớp vôi trên bạt càng dày thì hiệu quả xử lý càng cao.
  • Với những ao tôm phủ bạt cả bờ và đáy, ta giữ ấm đáy ao sau đó phủ vôi nóng lên đáy với liều lượng từ 700 – 800kg/1000 m2.
  • Bà con cần để ao phơi khô trong khoảng 2-3 ngày rồi mới tiếp tục xịt rửa, vệ sinh lại ao nuôi và phơi thêm 5 – 7 ngày nữa.

Hình 4. Cải tạo ao nuôi đầu vụ để phòng bệnh từ nấm đồng tiền.

Biện pháp Xử lý nấm đồng tiền trên ao nuôi đang có tôm

  • Xử lý bằng hoá chất: sử dụng Bronopol 500g/1.000-2.000m3 nước hoặc BKA  1kg/1.000-2.000m3 nước của công ty biotech để diệt nấm rất hiệu quả. chỉ 1 liều sử dụng đã  xử lý triệt để nấm  đồng tiền, nấm chân chó trong ao.
  • Xử lý bằng  vi sinh: để xử lý nấm đồng tiền: sử dụng Aquapro max (Có sacharomyces cereviceae 12 tỷ/g, và sacharomyces cereviceae được chứng minh là ức chế và xử lý nấm đồng tiền rất hiệu quả) kết hợp với Pro USA BZT với liều lượng như sau: 227g AQUAPRO MAX + 500g PRO USA BZT + 5kg đường mật sử dụng cho 1.000-3.000m3 nước.
  • Dù xử lý môi trường bằng hoá chất hay Vi sinh  phải kết hợp Trộn vào thức ăn:  Bằng Actisaf 5-10g/1kg thức ăn, cho ăn ngày 3 cữ ăn liên tục trong suốt vụ nuôi, khi có hiện tượng tôm săn phải nấm đồng tiền, nấm chân chó tăng liều dùng.

Bài viết mới

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị...

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh...

Giới thiệu về nuôi tôm công nghệ cao Nuôi tôm công nghệ cao là một phương pháp nuôi tôm...

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Liptopenaeus vannamei) trong những năm trở lại đây có sự thay đổi lớn về...

Nuôi tôm về se lớn với kích cỡ từ 20-30 con giúp tối ứu hoá lợi nhuận, nhưng cũng gặp...

I. Bệnh EHP trên tôm là gì? EHP là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP)...