Triệu chứng lâm sàng của bệnh.
– Khối gan tụy thường nhợt nhạt và có màu trắng
– Gan tụy bị teo, màu sắc gan nhợt nhạt.
– Khối gan tụy bị chai, khó bị bóp vỡ hoặc bị mềm nhũn, sưng, đôi khi xuất hiện các đốm đen trong gan tụy.
– Vỏ tôm mềm, đường ruột bị đứt khúc hoặc không có thức ăn.
– Bệnh gan tụy thường bắt đầu xuất hiện và tỷ lệ tôm bị chết cao sau 10 ngày thả nuôi
– Tôm yếu, bơi lờ đờ không định hướng, tôm chậm phát triển và rớt đáy
– Ở tôm sú bị EMS thường có màu sắc sẫm.
– Ở Việt Nam EMS xuất hiện vào năm 2010 và gây hậu quả đáng kể cho ngành nuôi tôm.
– EMS thường xuất hiện ở ao nuôi thâm canh có sự tích lũy phospho cao, do sự tích lũy cao của thức ăn dư thừa , chất thải trong nuôi tôm…và sử dụng các hóa chất cấm, đặc biệt là hóa chất gây tổn hại đến đối tượng giáp xác.
– Bệnh thường xuất hiện vào mùa nắng nhiều hơn mùa mưa.
* Nguyên nhân bệnh họai tử gan tụy cấp tính ( hội chứng EMS).
– Theo hiệp hội nuôi trồng thủy sản toàn cầu ( The Global Aquaculture Alliance – GAA)
Nguyên nhân gây bệnh EMS kết quả được nghiên cứu bởi Tiến sỹ Donald Lightner tại đại học Arizona – Hoa kỳ như sau.
– Hội chứng chết sớm được gây nên bởi một chủng duy nhất của một loại vi khuẩn khá phổ biến còn gọi là: Vibrio parahaemolyticus đã bị nhiểm một loại virus (gọi là phage) được biết đến như một thực thể khuẩn phát ra một loại độc tố mạnh.
+ Vi khuẩn được truyền miệng, sống tại đường tiêu hóa của tôm và sau đó sản xuất ra các độc tố gây phá hủy mô là nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan tụy và cơ quan tiêu hóa của tôm.
- Một số nguyên nhân khác:
+ Sử dụng hóa chất độc hại như Cypermethrine, Deltamethrine để diệt giáp xác gây tồn dư trong đất, nước làm ảnh hưởng tới chức năng gan tụy của tôm ( ở hàm lượng 0,05ppm Cypermethrine là gây chết tôm) .
+ Thời tiết, khí hậu thay đổi, môi trường ao nuôi xấu, đáy ao cũ, hàm lượng oxy hòa tan thấp, tôm bị phát sáng, tôm bị strees.
- Hội chứng hoại tử gan tụy chia làm 2 giai đoạn;
+ Tôm chết dưới 35 ngày tuổi: Nguyên nhân chủ yếu thường do con giống kém chất lượng có khả năng tôm đã bị nhiễm bệnh từ trại giống.
+ Tôm chết ở giai đoạn 35 – 60 ngày tuổi: Do quản lý ao nuôi kém, nước trong ( giai đoạn đầu gây màu nước không tốt), phèn sắt nhiều, nuôi tôm ở pH thấp, thiếu cân bằng hàm lượng khoáng trong ao như, Ca, Mg, K… và hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp.
* Biện pháp phòng ngừa bệnh:
Đối với hội chứng EMS để tăng hiệu quả trong nuôi tôm và phòng ngừa bệnh tốt chúng ta nên áp dụng các biện pháp tổng hợp.
– Thực hiện biện pháp cải tạo ao theo 3 bước của công ty BIOTECH.
– Chọn giống: nên chọn các công ty có nguồn rõ ràng, giống chất lượng, sạch bệnh. Nên gièo tôm trong ao khoảng 30 ngày trước khi thả giống xuống ao nuôi, mật độ gièo 900 con/m2.
– Chọn mật độ nuôi hợp lý ( tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật của người nuôi và mức độ đầu tư), đối với ao đất nên thả mật độ từ 40 -60 con/ m2, đối với ao lót bạt nên thả mật độ từ 70 -100 con/m2 để quá trình nuôi và quản lý được hiệu quả hơn.
– Trong quá trình nuôi việc cung cấp đầy đủ oxy hòa tan cho ao tôm là hết sức quan trọng.
– Quản lý chặt chẽ thực ăn của tôm , tuyệt đối không để dư thực ăn, đồng thời quản lý tảo và môi trường ao nuôi tốt. Môi trường ao nuôi pH: 7,8 – 8,2. Kiềm > 100, DO >= 4, thường xuyên bổ sung AQUAMIN extra, BIOMINERAL 2 kg/ 1.000 m3 giúp ổn định môi trường ao nuôi, thúc đẩy tôm lột xác nhanh cứng vỏ.
– Luôn bổ sung AQUAPRO , BIO BZT clear 227g/5.000 m3 để duy trì sự phân hủy chất thải và cân băng môi trường ao nuôi.
– Thường xuyên trộn aqualiv,immopower, vanmix, digest care 123 10g/1kg thức ăn ngày 2-3 lần để tăng cường chức năng gan tụy, tăng sức đề kháng, giúp tôm tăng trọng tốt và tiêu hóa tốt thức ăn.
– Định kỳ sử dụng ems-hp để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh gan tụy và hội chứng chết sớm ở tôm.
* Biện pháp điều trị bệnh, khi tôm bị bệnh gan tụy:
– Trường hợp trong quá trình nuôi tôm bị bệnh gan tụy hoặc xuất hiện EMS. Thì tùy vào mức độ của bệnh để xử lý kịp thời, có thể giảm thức ăn hoặc cho ngừng ăn, khi tôm ngừng chết thì cho ăn trở lại.
– Trị bệnh tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ của công ty Biotech
Ngày 1: Chạy quạt hết công suất, tiến hành diệt khuẩn ao nuôi bằng biodine 999 1L/1.000 m3 và bio yuccazeo vào buổi sáng, buổi chiều sử dụng ems-hp tạt xuống ao nuôi 200g/1.000m3. Tạt vôi CaCO3 lúc 10 giờ tối để tăng kiềm, hạn chế việc tôm lột xác lúc này giúp giảm tỉ lệ chết khi tôm lột vỏ.
Ngày 2: Sáng Đánh ems-hp 200g/1.000m3, chiều sử dụng sanpower 500g/1.000 m3 nước.
Ngày 3: 15h sử dụng pondclean 1L/1.500m3. tác dụng khử phèn, khử thuốc trừ sâu, lắng tụ chất hữu cơ, tẩy sạch vỏ tôm giúp tôm khỏe mạnh trở lại.
Ngày 4: 10h trưa tiến hành sử dụng BIO BZT clear hoặc AQUAPRO 227g/2.000m3 nước. trước khi sử dụng sử dụng BIO BZT clear hoặc AQUAPROmax, tạt đường mật (sỉ mật) 3kg/1.000 m3, bật quạt hết công suất. Có thể lặp lại quy trình như vậy cho đến khi tôm trở lại bình thường.
– Cho tôm ăn theo phác đồ trị bệnh của công ty Biotech.