Tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.
Có rất nhiều yếu tố, tác động đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng. Những yếu tố bệnh ngoài đưa vào, hàng đầu được đề cập đầu tiên đó là con giống và chất lượng con giống. Thức ăn cho tôm, chất lượng thức ăn, định lượng thức ăn, kỹ thuật cho ăn… cũng là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng tôm nuôi.
Các yếu tố bên trong như kỹ thuật ứng dụng, diễn biến các yếu tố môi trường, hàm lượng khí độc, thời tiết, khí hậu, tác động trực tiếp đến tăng trưởng tôm nuôi. Dịch bệnh và các vấn đề liên quan sức khoẻ tôm nuôi như môi trường, thời tiết, dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng, tỷ lệ sống tôm nuôi.
Nuôi tôm công nghệ cao hiện nay, bà con ương tôm giống trong trại ương diện tích 300 – 500 m3, thời gian ương tôm kéo dài 18 – 20 ngày, mật độ ương 2.000 – 4.000 postlarvae/m3. Sau thời gian ương trên, bà con tiến hành san, chuyển tôm ra ao nuôi có diện tích 1.000 – 1.500m3, giảm thưa mật độ ương xuống 500 – 700 con/m3, sau 25 – 30 ngày, nuôi, tiếp tục san, chuyển, sang bể nuôi khác.
Dùng ao có diện tích 1.500 – 2.000 m2, nuôi tôm lứa với mật độ 300 – 500 con/m2. Sau 25 – 30 ngày, tiếp tục chuyển, san, tỉa, giảm thưa mật độ nuôi xuống 100 – 150 con/m2. Hoặc bà con ương tôm 18 – 20 ngày, Sau thời gian ương trên, bà con tiến hành san, chuyển tôm ra ao nuôi có diện tích 1.200 – 1.500m3, giảm thưa mật độ ương xuống 500 – 700 con/m3, nuôi đến khi tôm đạt size 70 – 60 con, tiến hành san, chuyển, tỉa bớt, giảm thưa mật độ nuôi xuống 100 – 150 con/m2… Qua cách làm trên cho thấy, bà con đã chủ động giảm mật độ nuôi tôm qua từng giai đoạn nuôi.
Một thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức ở các mật độ nuôi khác nhau (1) 100 con/m3, (2) 150 con/m3, (3) 200 con/m3, và (4) 250 con/m3. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, tôm nuôi có khối lượng ban đầu 0,61g. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 60 ngày nuôi, tôm ở nghiệm thức mật độ 150 con/m3 có khối lượng 16,07± 0,40 g/con và tỉ lệ sống 90,1 ± 1,5 % khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức mật độ 100 con/m3, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Năng xuất của tôm thu được ở nghiệm thức 150 con/m3 là 2,06 ± 0,06 kg/m3 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 100 con/m3, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại. Tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn bố trí có chiều dài trung bình 4,10 ± 0,63 cm. Sau 60 ngày nuôi tăng trưởng về chiều dài, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của tôm ở nghiệm thức mật độ 100 con/m3 là tốt nhất khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức mật độ 150 con/m3, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Mật độ nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cũng như FCR tôm nuôi.
Ở nghiệm thức mật độ 150 con/m3 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức mật độ 200 và 250 con/m3. Khối lượng của tôm giống bố trí thí nghiệm là 0,61± 0,26 g/con. Sau 60 ngày nuôi khối lượng tôm dao động từ 13,50 -16,69 g/con. Ở nghiệm thức mật độ 100 con/m3 tôm có tốc độ tăng trưởng cao nhất về khối lượng, tăng trưởng tuyệt đối và tương đối khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức mật độ 200 và 250 con/m3 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 150 con/m3. Qua đó cho thấy khi tăng mật độ nuôi thì tốc độ tăng trưởng của tôm càng giảm.
Tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức dao động trong khoảng (63,6 – 92,9%). Tỷ lệ sống của tôm cao nhất là ở nghiệm thức mật độ 100 con/m3, tiếp theo là nghiệm thức mật độ 150 con/m3, giữa 2 nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại.
Tỷ lệ sống của tôm thấp nhất là ở nghiệm thức mật độ 250 con/m3, có thể là do mật độ nuôi cao, TAN và NO2- tăng và tôm lột xác ăn nhau dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Hệ số thức ăn của tôm thẻ chân trắng ở các nghiệm thức dao động từ 1,13-1,40, trong đó hệ số thức ăn của tôm cao nhất là ở nghiệm thức mật độ 250 con/m3 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Hệ số thức ăn của tôm thấp nhất ở nghiệm thức mật độ 100 con/m3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức mật độ 150 con/m3 nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05).
Qua thí nghiệm với thời gian theo dõi 60 ngày nuôi cho thấy, mật độ nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cũng như FCR tôm nuôi. Nói cách khác, khi mật độ nuôi tăng, tôm tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng chậm, chất lượng môi trường mau chuyển xấu, tỷ lệ sống giảm, FCR cao.
Nuôi tôm công nghệ cao, bà con cần cân đối mật độ nuôi phù hợp, phù hợp môi trường nuôi, phù hợp kỹ thuật và công nghệ áp dụng, phụ hợp điều kiện ao hồ, phù hợp khả năng tài chính…Đảm bảo tôm tăng trưởng tốt nhất, tỷ lệ sống cao nhất, và FCR thấp nhất, tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, giá thành sản xuất thấp nhất, tôm về size lớn nhất. Khi xuất bán, tôm có giá trị hàng hoá cao nhất, mô hình có lợi nhuận như kỳ vọng.