Hotline: 0917 020 789

Với chúng tôi, Chất lượng là không thỏa hiệp

  1. Home
  2. Tin tức
  3. Tôm bị teo gan, trống ruột do đâu?

Tôm bị teo gan, trống ruột do đâu?

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) đã và đang được xem là thách thức mà người nuôi tôm luôn phải đối mặt. Hội chứng chết sớm – EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.

Nhá tôm
Bệnh hoại tử cấp có thể là nguyên nhân đầu tiên của teo gan và trống ruột ở tôm

Về hội chứng teo gan, trống ruột ở tôm

Bệnh được ghi nhận đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009, sau đó tiếp tục được ghi nhận ở Thái Lan năm 2010, Việt Nam năm 2011, Malaysia năm 2012 và Mexico năm 2013. Tại ĐBSCL, năm 2015 bệnh AHPND gây thiệt hại 8,9 triệu USD trên tôm thẻ chân trắng (TTCT) và 1,8 triệu USD trên tôm sú.

AHPND là một bệnh mà tôm vừa có biểu hiện bị teo gan và vừa trống ruột, nên nó thường được gọi với cái tên “teo gan – trống ruột trên tôm”. Bệnh này, thường xảy ra vào những tháng đầu sau khi thả tôm.  Mức độ nguy hiểm của hội chứng chết sớm trên tôm tăng lên vào những ngày mùa khô nóng, khi môi trường ao nuôi có độ pH cao, nhiệt độ cao và độ mặn cao. 

Nguyên nhân

Ngày 2/5/2013 trên trang web của Hiệp Hội Nuôi Trồng Thủy Sản Toàn Cầu (The Global Aquaculture Alliance – GAA) đã đăng tải thông tin “Nguyên nhân gây bệnh tôm chết sớm EMS đã được xác định”. Kết quả nghiên cứu trên được thực hiện và công bố bởi nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Donald Lightner tại Đại học Arizona – Hoa Kỳ. Nội dung tóm tắt như sau:

Nguyên nhân gây bệnh tôm chết sớm (EMS) – hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) do một chủng vi khuẩn duy nhất khá phổ biến là Vibrio parahaemolyticus bị tấn công bởi một loại virus gọi là phage (hay còn gọi là thực thể khuẩn) làm vi khuẩn tạo ra một loại độc tố cực mạnh. Độc tố này phá hủy các mô tế bào, gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa và gan tụy của tôm. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể tôm qua đường tiêu hóa, tồn tại và phát triển mạnh trong đường ruột tôm. 

Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn, việc xuất hiện hội chứng còn cộng hưởng thêm từ môi trường như pH cao, nhiệt độ cao, độ mặn cao, kim loại nặng,..;lạm dụng kháng sinh, thuốc tây, thuốc thú y,..; độc tố của tảo độc, nấm,..;cho tôm ăn quá tải, gan tôm đào thải không kịp.

Tôm trống ruộtTôm bị trống ruột. Ảnh: ST

Dấu hiệu nhận biết

AHPND xảy ra cả ở tôm sú và TTCT, chủ yếu ở các vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ở giai đoạn 20 – 45 ngày sau khi thả nuôi và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%. Tôm bệnh có biểu hiện ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt, gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn hoặc teo và dịch bệnh xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm.

Bệnh teo gan trống ruột trên tôm mặc dù là một bệnh rất nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh này lại có dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng và khoảng thời gian từ lúc tôm nhiễm bệnh đến khi tôm biểu hiện bệnh rõ nhất, là khá dài. Vì thế, khi chúng ta biết rõ được những biểu hiện của bệnh, giai đoạn tôm thường bị bệnh, tác nhân gây bệnh và có được phương pháp phòng chống bệnh hợp lý thì bệnh này sẽ rất dễ dàng né tránh và khắc phục.

Tôm bị AHPND sẽ có dấu hiệu vàng gan, sưng gan và gan có dấu hiệu dai; tôm bỏ ăn hoặc ăn không tăng thức ăn; khuẩn trong gan tôm cao >800 cfu/ml; gan tôm thiếu dưỡng chất, nhạt màu; ruột tôm lỏng, đứt khúc

Cách phòng và điều trị

Phòng bệnh

Con giống trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch đảm bảo không nhiễm mầm bệnh đặc biệt là không nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus mang gen độc lực gây bệnh.

Trong 6 tuần đầu tiên sau khi thả, các cơ sở nuôi thâm canh, bán thâm canh cần lấy mẫu tôm, nước, bùn định kỳ 2 tuần/lần để định lượng Vibrio tổng số đồng thời phát hiện V. parahaemolyticus mang gen gây bệnh.

Nếu kiểm tra mẫu nước hoặc bùn ao nuôi phát hiện vi khuẩn Vibrio tổng số vượt quá giới hạn cho phép (≥ 103 CFU/ml), cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh, làm giảm số lượng vi khuẩn Vibrio trong ao như sử dụng các chế phẩm sinh học, các loại hóa chất diệt khuẩn trong Danh mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Cải tạo đáy ao kỹ, lắng nước đủ lâu và xử lý triệt để. Trong suốt vụ nuôi giữ đáy ao sạch, lắp đủ quạt để đảm bảo ôxy hòa tan luôn đủ hoặc thừa.

Bệnh teo gan trống ruột trên tôm mặc dù là một bệnh rất nguy hiểm

Trị bệnh

Khi tôm bị bệnh cần giảm hoặc ngưng cho ăn và quan sát tình hình ao tôm nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Cần xét nghiệm xác định chính xác tác nhân và thử kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh hiệu quả nhất. Các chủng V. parahaemolyticus gây bệnh AHPND có tỷ lệ kháng khá cao với amoxicillin (80,85%) và ampicillin (78,72%), vì vậy không nên sử dụng hai loại kháng sinh này trong điều trị bệnh AHPND do V. parahaemolyticus. Theo nghiên cứu mới nhất thì các loại kháng sinh có hiệu quả là doxycycline, oxytetracycline (miền Bắc) và florfenicol (miền Nam).

Nhất Linh (tepbac)

Bài viết mới

NGUYÊN NHÂN GÂY RA NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO NUÔI TÔM 1️⃣ CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO KÉM 📌 Môi trường...

1️⃣ NHỚT BẠT LÀ GÌ? Nhớt bạt là lớp màng sinh học xuất hiện trên bạt đáy hoặc bề mặt...

CÔNG TY BIOTECH – CHUYÊN GIA CÔNG THUỐC THỦY SẢN UY TÍN HÀNG ĐẦU 🌿🦐 Trong bối cảnh ngành nuôi...

Ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào nền...

1. Tổng quan về ngành nuôi trồng thủy sản năm 2025 Nuôi trồng thủy sản tiếp tục là một trong...

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm...