QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC AO NUÔI TÔM TRƯỚC KHI THẢ NUÔI TÔM NHƯ THẾ NÀO?
1.Tại sao xử lý nước ao nuôi tôm lại quan trọng?
2. Các bước để xử lý nước ao nuôi tôm trước khi thả tôm giống:
2.1 Chọn địa điểm làm ao nuôi tôm
2.2 Chuẩn bị ao nuôi và ao lắng
2.3 Quy trình xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi:
Xử lý nước nuôi tôm:
Nước trước khi được bơm vào ao nuôi chính cần được xử lý trước đó ở ao lắng. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi sinh vật gây hại đến sự phát triển của tôm. Mọi người nên chọn những ngày không mưa để lấy nước vào ao lắng nhằm đảm bảo độ mặn từ 10 – 20 %0. Bà con ngâm nước trong 24h-48h, bật quạn, sục khí để cho trúng nước ấu trung gây bệnh nở, mới sử dụng hóa chất diệt khuẩn để tiêu diệt toàn bộ yếu tố gây hại như BIO TCCA, VIKON A (B.K.A), GLUTARAL DOW.
Cuối cùng, bà đưa nước đã xử lý ở ao lắng sang bể lọc nước và để nước lọc tự động chảy vào ao nuôi.
Ngoài ra, bà con cần trang bị quạt khí hoặc sục khí trong ao nuôi. Khi nước trong ao lắng đã được diệt khuẩn tối ưu, bà con hãy bơm nước sang ao nuôi chính để chuẩn bị tiến hành gây màu nước.
Gây màu nước:
Cách 1: Gây màu nước bằng cách E.M sinh khối bằng vi sinh BIO BZT CLEAR VIBRIO hoặc BIO BZT ® CLEAR hoặc AQUAPRO MAX. Cách này đơn giản và sử dụng hiểu quả và ổn định, có thể sử dụng cho suốt vụ nuôi
Bà con sử dụng: 50 lít nước sạch hoặc nước ao + 1 gói (BIO BZT CLEAR VIBRIO hoặc BIO BZT ® CLEAR hoặc AQUAPRO MAX) + 5kg mật đường đã được đun sôi (hoặc 500g đường cát) + 500g thức ăn số 0, tiến hành ủ và sục khí tròng vòng 36-48h khi mùi chua bay lên là đạt, nên ủ trong mát sẽ đạt hiệu quả nhanh.
Liều dùng: Gây màu nước ao nuôi: sử dụng 10-20L/1.000m3 nước, phần còn lại thêm nước và đường vào ủ tiếp.
Định kỳ 2 ngày 1 lần sử dụng: 5-10l/1.000m3 nước, để luôn duy trì màu tảo silic, màu nước ao nuôi luôn đẹp, ổn định và bổ sung vi sinh giúp ao nuôi luôn sạch, ức chế vi khuẩn gây hại, phân giải khí độc và chất thải.
Cách 2: Gây màu nước bằng cám gạo, bột cá, bột đậu nành
Bà con ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 2:1:2
Liều lượng 3 – 4kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, đạt độ trong 30 – 40 cm thì tiến hành thả giống
7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu bà con căn cứ màu nước để bổ sung.
Cách 3: Gây màu nước bằng mật rỉ đường, cám gạo, đậu nành
Bà con ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 3:1:3
Liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m(3)nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, đạt độ trong 30 – 40 cm thì tiến hành thả giống
7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu bà con căn cứ màu nước để bổ sung.
Cách 4: Gây màu nước bằng chất vô cơ
Bón phân hóa học cho ao nuôi như phân urê phosphate (N-P-K = 16: 2:0); urê (N(2)H(4)CO); N-P-K (46:0:0) hay super phosphate (N-P-K = 16:16:16). Trong đó, urê phosphate được bà con sử dụng nhiều nhất với lượng bón từ 40 – 50 kg/ha (bón trong 20 – 25 ngày). Hòa tan phân với nước theo liều lượng quy định của nhà sản xuất rồi tạt đều quanh ao, phương pháp gây màu này thường sử dụng cho ao đất.
Khi gây được màu nước đẹp thành công, tảo phát triển tốt, độ trong đạt mức từ 30 – 40 cm thì có thể tiến hành thả giống được.
Tuy nhiên phương pháp gây màu nước này trên cơ bản đã gây được màu nước, nhưng một tuần, nhiều nhất là khoảng nửa tháng thì nước lại trong và rớt tảo. Nếu chỉ sử dụng những sản phẩm có chứa phân hóa học thì tuy phát huy tác dụng nhanh, nhưng thời gian ổn định không dài.
Trong suốt quá trình nuôi tôm, nước trong ao có thể bị ô nhiễm. Cần đảm bảo nguồn nước tốt nhất cho sự sinh trưởng
- Website: https://biotechnology.com.vn/
- Văn phòng đại diện: 4449 Nguyễn Cửu Phú, Tân Tạo A, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Trung tâm sản xuất giống của Bio hatchery: Khánh Nhơn 1, Nhơn Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận
- Khu sản xuất giống: Khánh Nhơn 1, Nhơn Hải, Huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam
- Hotline: 0917 020 789
- Chăm sóc khách hàng: 0917 879 489