Hotline: 0917 020 789

Với chúng tôi, Chất lượng là không thỏa hiệp

  1. Home
  2. Thông tin kỹ thuật cá
  3. Giải pháp giảm mùi hôi bùn của cá nuôi

Giải pháp giảm mùi hôi bùn của cá nuôi

Mùi hôi bùn là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng cá bị giảm xuống, ảnh hưởng đến giá bán, Chính vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp để làm giảm mùi hôi của buồn được bà con thủy sản quan tâm nhất lúc này.

Cá
                                          Một số loài cá nước ngọt thường hay hôi bùn

Mùi hôi bùn của cá nước ngọt 

Thông thường, một số loại cá nước ngọt sẽ xuất hiện mùi hôi bùn. Nguyên nhân chính gây ra mùi hôi này chính là sự hiện diện của các hợp chất hữu có, chủ yếu là Geosmin và Methyl-Isoborneol (MIB). Những hợp chất này được sản xuất bởi một số loại vi khuẩn và tảo trong môi trường nước, sản sinh ra các hợp chất gây mùi hôi gồm Geosmin (C₁₂H₂₂O), Methyl Bomeol (MIB, C₁₁H₁₂O), và Mucidone (C₁₆H₁₈O₂).

Dần dần cá nuôi sẽ có mùi hôi nếu các chất này tích lũy trong thịt với hàm lượng nhỏ hơn 1µg/kg cá. Điều này giải thích vì sao một số loài cá khi được nuôi trong ao có màu nước xanh đậm thường hay mùi hôi mà theo cách gọi thông thường của bà con là “hôi rong” hay “hôi cỏ”. 

Đặc biệt, ở những ao nuôi không quản lý môi trường tốt, lượng vật chất hữu cơ tích lũy nhiều sẽ tạo điều kiện cho tảo lam và nấm phát triển nhanh, từ đó sản sinh ra nhiều hợp chất gây mùi hôi. Các hợp chất này có thể tồn tại trong nước, bùn, vi sinh vật, và tôm cá hấp thụ chúng từ mang, chuyển tới máu đi khắp cơ thể, hoặc qua đường tiêu hóa thông qua thức ăn. 

Giải pháp hạn chế mùi hôi bùn 

Để giảm thiểu tình trạng này, cần có biện pháp quản lý môi trường ao nuôi tốt hơn như kiểm soát lượng vật chất hữu cơ, quản lý tảo và nấm, và duy trì chất lượng nước ao nuôi ở mức tối ưu. Bà con có thể tham khảo một số giải pháp mà chúng tôi đề cập dưới đây: 

Quản lý chất lượng nước: Ngoài việc quan sát màu nước, nên thường xuyên đo các chỉ số quan trọng như pH, độ kiềm, amoniac, nitrit, nitrat để đánh giá chính xác chất lượng nước và điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh việc thay nước, có thể sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa vi sinh vật có lợi để phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng amoniac và cải thiện chất lượng nước. Tạo điều kiện phát triển các loài tảo có lợi như tảo lục để cạnh tranh với tảo lam. Trồng thêm các loại cây thủy sinh có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và cung cấp oxy cho ao. 

Cá hôi bùn sẽ làm giảm sức hấp dẫn của món ăn khi chế biến

Kiểm tra sự phát triển của tảo lam: Thường xuyên kiểm tra màu nước và duy trì mức độ tảo lam trong giới hạn an toàn để tránh tích tụ chất hữu cơ và giảm thiểu mùi hôi. 

Chuẩn bị đáy ao: Việc tát cạn nước và phơi đáy ao rất quan trọng để làm giảm lượng vi khuẩn và chất hữu cơ phân hủy. Nếu đáy ao có nhiều bùn, việc gạt bỏ lớp đất mặt giúp giảm thiểu tình trạng phân hủy gây mùi. 

Quản lý tảo lam: Thay nước định kỳ và sử dụng hóa chất như CuSO4 có thể kiểm soát sự phát triển của tảo. Cần lưu ý điều chỉnh liều lượng và thời điểm để tránh những tác động tiêu cực như thiếu oxy. 

Sử dụng muối ăn: Đối với ao nuôi nước ngọt, việc sử dụng muối ăn với liều lượng 1 kg cho 1.000 khối nước giúp kiểm soát sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây mùi. 

Lưu ý đến cá biển: Các loại cá biển ít bị ảnh hưởng bởi mùi hôi hơn do môi trường nước mặn giúp kiềm chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây mùi. 

Việc quản lý vi sinh vật thích hợp không chỉ giúp giảm thiểu mùi hôi của cá mà còn cải thiện chất lượng và hình dạng của cá, đồng thời giúp tối ưu hóa quy trình nuôi và tăng hiệu quả kinh tế cho bà con. 

Hòa Thy(tepbac)

Bài viết mới

Nấm đồng tiền là gì? Nấm đồng tiền gồm tảo và vi khuẩn quang hợp, tạo thành hệ cộng sinh....

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại...

Do nhu cầu mở rộng thị trường, Biotech cần tuyển thêm nhân sự khu vực trà Vinh năm 2025

...

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei)...

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước...

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm...