Website bán hàng

Tác động của bùn đáy ao và quản lý chất thải trong nuôi tôm

Tác động của bùn đáy ao và quản lý chất thải trong nuôi tôm

Bùn đen tích lũy ở đáy ao. Ảnh: ciba.res.in

Sự hình thành bùn ở đáy ao

Trong nuôi tôm thâm canh các ao nuôi thường được sục khí mạnh và thực hành phổ biến là lắp máy sục khí dạng cánh quạt để tạo ra chuyển động tròn của nước. Nếu sục khí quá mức, nền đáy cùng bờ ao sẽ bị xói mòn. Đồng thời trong quá trình nuôi các sản phẩm chất thải từ vật nuôi được sản xuất liên tục dưới dạng hỗn hợp khí, chất lỏng, bán rắn và rắn. Một số sẽ được loại bỏ thông qua xả thải và một số sẽ lắng xuống đáy ao trở thành bùn đáy ao. 

Sự hình thành bùn dựa trên thiết kế và loại ao, hệ thống nuôi, chế độ quản lý ao và nguyên liệu đầu vào (phân bón, thức ăn, hóa chất xử lý…). Dựa vào tính chất và nguồn gốc của nó, bùn của ở đáy ao nuôi tôm có hàm lượng chất hữu cơ, tổng nitơ, COD, BOD và phốt pho cao hơn so với đất bình thường.

Ảnh hưởng của bùn đáy ao

Sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm và chất lượng nước ao bị ảnh hưởng rất lớn bởi bùn thải của ao.

Khối lượng lớn bùn ở đáy ao sẽ làm tăng nhu cầu oxy và gây ra sự suy giảm oxy ở đáy khiến tôm bị căng thẳng và dễ mắc bệnh hơn. Lượng bùn tích tụ lớn trong ao không chỉ làm tăng nhu cầu oxy để phân hủy trầm tích mà còn tạo ra điều kiện yếm khí dẫn sự hình thành khí độc không mong muốn như hydro sunfua H2S. Các khí này có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của tôm, làm tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và dẫn đến suy giảm chất lượng nước.

Bùn thải đáy ao tác động đến chất lượng nước, sinh vật tự nhiên và môi trường ven biển. Nước từ các trang trại nuôi tôm nếu không được xử lý mà thải ra môi trường nước tự nhiên gây ra hiện tượng phú dưỡng làm suy giảm chất lượng nước các vùng lân cận. Chất thải ao chứa nhiều hạt rắn lơ lửng gây ra độ đục trong nước tiếp nhận. Độ đục trong nước làm giảm sự xâm nhập ánh sáng, do đó làm giảm hoạt động quang hợp và mức oxy hòa tan gây ra căng thẳng cho các sinh vật dưới nước đặc biệt là động vật đáy. Bùn thải chưa qua xử lý chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và còn mang nhiều mầm bệnh gây nguy cơ gây ô nhiễm trở lại ao nuôi tôm và môi trường xung quanh ao.

Quản lý chất thải ao nuôi tôm

Các kỹ thuật khác nhau được thực hiện để quản lý chất thải trong ao nuôi tôm tùy thuộc vào mô hình nuôi, ao và điều kiện môi trường và nguồn tài nguyên sẵn có. Quản lý chất thải ao hiệu quả phải được thực hiện cả trong và sau quá trình nuôi tôm. Ba trong số các cách tiếp cận hữu ích nhất để quản lý chất thải ao là kiểm soát, xử lý và tái sử dụng.

Quản lý kiểm soát: giai đoạn kiểm soát là ngăn chặn ảnh hưởng xấu của bùn đáy ao đến sức khỏe tôm nuôi và giảm thiểu việc xả chất thải bùn chưa được xử lý vào môi trường tự nhiên. 

Ngăn chặn ảnh hưởng của bùn đáy ao bằng việc tập trung chất thải trong ao nuôi tôm lại ở giữa ao để tạo không gian sạch hơn cho tôm sinh sống quanh các cạnh. Các kỹ thuật khác nhau được thực hiện để kiểm soát bùn đáy ao như tăng cường sục khí, quản lý thức ăn, hạn chế sự xói mòn bờ ao, áp dụng các hóa chất oxy hóa, sử dụng men vi sinh, sử dụng các hợp chất phân hủy sinh học, sục khí đáy, v.v.

Máy sục khí đáy được lắp đặt ngay từ đầu vụ, việc sục khí được cung cấp dưới đáy ao giúp oxy hóa các hạt dinh dưỡng dư thừa và cho phép phân hủy hiếu khí và do đó hạn chế hình thành và tích lũy khí độc.

Quản lý loại bỏ:  

Loại bỏ chất thải trong quá trình nuôi với mục đích tạo không gian sạch hơn cho tôm. Loại bỏ bằng việc thiết kế hệ thống thoát nước trung tâm, hố xi phong ở giữa ao hay máy hút bùn. Càng về cuối vụ nuôi thì tần suất xi phong càng nhiều.

 bùn đáy ao tôm, chất thải nuôi tôm, xử lý chất thải nuôi tôm, nuôi tôm, kỹ thuật nuôi tôm

Loại bỏ bùn thường xuyên từ đáy ao, để giảm các chất dinh dưỡng hữu cơ dư thừa từ nước giúp hạn chế sự phát triển của thực vật phù du tránh hiện tượng tảo nở hoa. Giảm sự tích tụ của các khí độc như ammonium và sulfide ở đáy ao từ đó cải thiện tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm nuôi.

Xử lý và tái sử dụng bùn thải nuôi tôm:

Việc xử lý nhằm mục đích giảm khối lượng, độc tính của chất thải và làm cho nó hữu ích cho các mục đích khác vừa giảm ảnh hưởng bùn thải đến môi trường vừa tăng thu nhập phụ cho người nuôi. Như nuôi cấy thực vật phù du, nuôi kết hợp cá trong các ao xử lý nước thải, nuôi cấy tảo từ nước thải ao nuôi tôm, làm bể biogas…

*Một số lưu ý

Tất cả các trang trại sản xuất nên có một khu vực để xử lý chất thải. 

Khu vực xử lý chất thải phải được điều chỉnh sau mỗi vụ nuôi để phù hợp với mức độ sản xuất chất thải, điều kiện môi trường địa phương và yêu cầu của chính phủ.

Sau khi loại bỏ chất thải nên có một hệ thống quản lý chất thải thích hợp trước khi thải ra khỏi trang trại.

Chất thải ao tôm không được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài.

En.engormix. Impact of Pond Waste (Sludge) and its Management for Sustainable Vannamei Shrimp Culture Practice.

Author/s : Prakash Chandra Behera / Business Head-Aqua, PVS Group, Vijayawada, India

VĂN THÁI Lược dịch