1. Nước mưa có gì?
Những giọt mưa rơi xuống sẽ cuốn theo các bụi bẩn, vi khuẩn lơ lửng trong không khí, chất gây ô nhiễm có trong bầu khí quyển,
Trong nước mưa có chứa axit do trong quá trình rơi xuống cuốn theo các khí độc SO2, H2S, NO2 có trong khí quyển do các nhà máy tạo ra, khí thải từ đốt than, dầu khí… tạo ra các axit HNO3, H2SO4.
Ngoài ra nước mưa không chứa hoặc chứa rất ít sắt và cũng không có các khoáng chất nên không hề có mùi tanh, có vị ngọt khi uống.
2. Tại sao nước mưa lại ảnh hưởng lớn đến tôm nuôi?
Tôm thẻ chân trắng dễ chết sau những con mưa bất thường. Đặc biệt sau những con mưa lớn, người nuôi không biết nguyên nhân vì sao.
- Do trong nước mưa có tính acid nên làm giảm pH ao nuôi. Làm giảm độ kiềm trong ao nuôi.
- Mưa làm rửa trôi kéo theo chất thải, bụi bẩn và vi khuẩn trên bờ xuống ao làm tăng độ đục của ao nuôi sau mưa, đặc biệt là ao đất. Kéo theo giảm độ măn của nước ao 1 cách đột ngột và tích lũy hữu cơ ở đáy ao. Đặc biệt là khu vực yếm khí. Đó là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.
- Mưa kéo dài làm giảm độ kiềm và độ cứng của nước ao. Dẫn đến tảo tàn, oxy hòa tan giảm sâu sau đó, dẫn đến biến động lớn về môi trường ao nuôi.
- Khí độc tăng cao.Vi khuẩn từ không khí, cũng như từ bờ kéo xuống ao nuôi, Vi khuẩn tăng mật độ nhanh thừa cơ tôm yếu tấn công và gây bệnh. Trong khi khí độc tăng và oxy giảm làm ngăn chặn quá trình vận chuyển oxy trong máu, dẫn đến tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn.
- Tôm thường tập trung ở đáy ao tránh tiếng động và ở đây nước ấm hơn, đây cũng là nơi tập trung khí độc và vi khuẩn gây hại. ngoài ra mưa cũng làm kích thích tôm lột vỏ trong khi chưa tích lũy đủ khoáng chất dẫn đến tôm bị rớt đáy.
- Dưới sự tác động của khí độc, sự tấn công của vi khuẩn, trong khi hệ miễn dịch tôm bị yếu, không đủ sức chống lại mầm bệnh. quá trình melanin hóa diễn ra làm tôm bị đen mang, sau đó chết dần do nhiểm các bệnh nguy hiểm như gan tụy, phân trắng, đốm trắng…
3. Biện pháp khắc phục khi nuôi tôm gặp trời mưa
- Khi có biểu hiện trời mưa, nên rải vôi xung quanh bờ, trong quá trình mưa nên trộn chung khoáng AQUAMIN EXTRA, BIOTECH HOẶC BIO MINERAL với vôi để tạt xuống ao, trường hợp độ kiềm giảm nên sử dụng thêm BIO SODA.
- Giảm lượng thức ăn trong ngày xuống do tôm giảm ăn, tăng trường trộn khoáng vitamin tổng hợp như VANMIX, CAL MILK, BIO GLUCAN và men tiêu hóa như ACTISAF, DIGEST CARE để giúp tôm hấp thụ tốt thức ăn và tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
- Sau mỗi cơn mưa nên đánh thêm khoáng giúp tôm đủ khoáng chất để phát triển. sử dụng vi sinh BIO BZT CLEAR, AQUAPRO, BIOPRO kết hợp với IMPEX ZEO. Để phân hủy chất thải, hấp thụ khí độc và ức chế vi khuẩn gây hại cho tôm nuôi.
PHÒNG KỸ THUẬT BIOTECH INTERNATIONAL